• DỊCH VỤ LÀM VISA QUỐC TẾ
  • Công ty Visa2Go chuyên cung cấp các dịch vụ xin visa Quốc Tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga, Thái Lan… Với kinh nghiệm nhiều năm làm visa chúng tôi có nhiều phương án để làm visa cho bạn dù khó khăn tới đâu. 
  • Liên hệ để tư vấn hoàn toàn miễn phí nến bạn đang cần một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này: Hotline 0768.99.6666
  • ABTC HAY THẺ APEC LÀ GÌ?
  • ABTC là từ viết tắt của cụm từ “APEC Business Travel Card”, hiểu đơn giản là thẻ đi lại của doanh nhân APEC.
  • Đây là một loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của các nước và vùng lãnh thổ thuộc khối APEC cấp cho doanh nhân của nước mình nhằm tạo điều kiện cho họ trong việc đi lại và thực hiện hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khối APEC.
  • Người mang thẻ APEC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải xin thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.
  • Khối APEC gồm các nước và khu vực sau: Australia, Brunei, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mehico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru; Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Việt Nam.
  • Cũng chính vì vậy mà nhiều sử dụng thuật ngữ thẻ APEC để dễ nhớ thay vì ABTC.
  • Thẻ APEC có giá trị sử dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
  • THỦ TỤC XIN CẤP THẺ APEC
  • Thủ tục xin cấp thẻ APEC gồm những nội dung sau đây:
  • ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
  • 1. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
  • – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty trực thuộc Thủ tướng Chính phủ;
  • – Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam; Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Việt Nam hoặc Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Việt Nam;
  • – Kế toán trưởng hoặc Trưởng/Phó phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng Việt Nam trở lên.
  • 2. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư tại Việt Nam:
  • – Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp; kế toán trưởng hoặc người có chức danh Trưởng phòng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
  • – Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn; Chủ tịch ban quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã.
  • CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
  • – Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • – Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
  • TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
  • Để thực hiện việc xin thẻ APEC cho doanh nhân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện 2 bước sau đây:
  • Bước thứ nhất: Xin công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Bước thứ hai: Xin thẻ APEC tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
  • *Đối với thủ tục xin công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • *Đối với thủ tục xin thẻ APEC tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • HỒ SƠ
  • – Tờ khai X05, có dán ảnh, đóng dấu và xác nhận của thủ trưởng doanh nghiệp;
  • – 02 ảnh 3×4;
  • – Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của cấp có thẩm quyền.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • NƠI THỰC HIỆN
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Liên hệ để được hỗ trợ

  • Thẻ APEC là một giấy tờ đi lại quốc tế khá tiện dụng, phù hợp với các doanh nhân thường xuyên phải ra nước ngoài làm việc với các đối tác. 
  • Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng để bạn có thể xuất cảnh cũng như nhập cảnh trở lại Việt Nam. Một cách dễ hiểu hơn, muốn đi nước ngoài thì bạn sẽ phải cần hộ chiếu. Tuy nhiên cách làm hộ chiếu đi nước ngoài được thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng am hiểu.
  • HỘ CHIẾU VIỆT NAM
  • Mỗi quốc gia đều cấp hộ chiếu cho công dân của nước mình. 
  • 1. HỘ CHIẾU VIỆT NAM LÀ GÌ?
  • Hộ chiếu Việt Nam là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Việt Nam.
  • Khác với thị thực Việt Nam, được cấp cho người nước ngoài với mục đích như là giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, muốn đi nước ngoài, bạn sẽ cần những giấy tờ sau:
  • - Hộ chiếu Việt Nam: để xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Việt Nam;
  • - Visa quốc gia sẽ đến: để nhập cảnh (có thể là cả xuất cảnh) tại quốc gia đó.
  • Đối với những quốc gia miễn visa cho công dân các nước khác, hộ chiếu còn thời hạn cũng là một điều kiện để nhập cảnh trong thời gian nhất định. Ví dụ: Thái Lan miễn hộ chiếu cho người Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú là 30 ngày.
  • 2. CÁC LOẠI HỘ CHIẾU VIỆT NAM

  • Hộ chiếu Việt Nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:
  • - Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport): được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu phổ thông.
  • - Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport): được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.
  • - Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport): được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.
  • CÁCH LÀM HỘ CHIẾU ĐI NƯỚC NGOÀI
  • Để có thể xin hộ chiếu đi nước ngoài, bạn cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
  • 1. HỒ SƠ
  • Các trường hợp thông thường:
  • - 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01);
  • - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền trắng.
  • - Sổ hộ khẩu: trong một vài trường hợp cần đối chiếu;
  • - Sổ tạm trú đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh (không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó);
  • - Bản gốc Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân.
  • Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi:
  • - Mẫu X01 phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn, đóng giáp lai lên ảnh của từng người.
  • - Nếu cấp chung với cha mẹ thì nộp thêm một bản sao giấy khai sinh. Nên mang theo bản chính đi để đối chứng.
  • 2. NƠI THỰC HIỆN
  • Hồ sơ được nộp ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Trường hợp cấp thiết có thể nộp hồ sơ ở Cục quản lý xuất nhập cảnh (74 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội).
  • 3. THỜI GIAN THỰC HIỆN
  • - Trường hợp nộp hồ sơ ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
  • - Trường hợp nộp hồ sơ ở Cục quản lý xuất nhập cảnh: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
  • - Trường hợp cấp thiết: Thời gian sớm nhất có thể

Liên hệ để được hỗ trợ

  • Đơn xin cấp visa là văn bản đầu tiên cần có trong danh sách làm visa cần những giấy tờ gì. Đây là tờ khai thể hiện ý chí và mong muốn của đương đơn đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tại đây, người nộp đơn sẽ phải điền các thông tin cơ bản như:
  • - Thông tin cá nhân;
  • - Thông tin về chuyến đi
  • - Thông tin công việc;
  • - Thông tin tài chính;
  • - Loai visa cần xin cấp…
  • Sau cùng, người nộp đơn thường sẽ phải cam kết và ký tên vào phần cuối của văn bản.
  • Cơ quan có thẩm quyền chủ yếu căn cứ vào tờ khai này để thực hiện việc cấp visa. Các loại giấy tờ khác trong hồ sơ chỉ có nhiệm vụ chứng minh các thông tin đã ghi nhận là đúng và trùng khớp.
  • Đơn xin cấp visa thường được trình bày theo mẫu có sẵn, do cơ quan có thẩm quyền của nước phát hành visa cung cấp. Ví dụ như của Việt Nam là mẫu NA1, của Hoa kỳ là Mẫu DS-160, Trung Quốc là V.2013,…
  • HỘ CHIẾU
  • Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) có thể ví như chứng minh thư của bạn khi ở nước ngoài. Và thường visa sẽ được dán ngay lên hộ chiếu (trừ trường hợp cấp rời). Bạn sẽ phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở bất kỳ quốc gia nào.
  • Người có hộ chiếu được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích, được hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết trong việc đi lại giữa các nước. Ngoài ra, việc cung cấp hộ chiếu còn cho cơ quan có thẩm quyền biết bạn đã đi đến những đâu.
  • ẢNH
  • Ảnh là thứ luôn cần có trong mọi hồ sơ. Ý nghĩa của nó không có gì khác là để nhận dạng người được cấp visa. Để có thể phục vụ mục đích đó, ảnh thường phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ như phải được chụp gần nhất trong bao nhiêu tháng, không đeo kính đen, mắt nhìn thẳng, không đội mũ,…
  • Ảnh sẽ được dán vào tờ khai và trên visa cấp rời.
  • Sau đây là các loại giấy tờ chứng minh những thông tin mà bạn đã khai ở đơn xin cấp visa:
  • GIẤY TỜ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA BẠN
  • Xác nhận lại những thông tin cá nhân mà bạn đã cung cấp cũng như lý lịch tư pháp của bạn. Ví dụ như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân,…
  • GIẤY TỜ VỀ THÂN NHÂN
  • Cung cấp rõ thêm các thông tin về bạn, những người thân trong gia đình có thể liên hệ trong trường hợp bất ngờ xảy ra.
  • Các loại giấy tờ này có thể là:
  • - Sổ hộ khẩu;
  • - Giấy chứng nhận độc thân;
  • - Giấy đăng ký kết hôn
  • GIẤY TỜ CHỨNG MINH CÔNG VIỆC
  • Việc chứng minh công việc thường được gộp với chứng minh tài chính. Mục đích của những giấy tờ trong mục này là khai báo cho cơ quan có thẩm quyền về nghề nghiệp, chức danh, vị trí làm việc của bạn.
  • Theo đó, giấy tờ chứng minh công việc thường là các loại giấy tờ sau:
  • - Hợp đồng lao động;
  • - Quyết định bổ nhiệm;
  • - Thang lương, bảng lương, bậc lương,…
  • Tại sao cơ quan cấp thị thực lại cần biết công việc của bạn? Đó là đảm bảo các thông tin khác của bạn là chính xác và hợp lý. Bao gồm cả mục đích nhập cảnh, khả năng tài chính cũng như những lý do chính trị khác.
  • GIẤY TỜ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH
  • Chứng minh tài chính là việc làm khá phổ biến khi thực hiện xin visa. Hiểu đơn giản là bạn sẽ cho cơ quan cấp visa thấy được tiềm lực tài chính của bạn mạnh đến đâu. Điều này có hai ý nghĩa. Một là bạn có khả năng chi trả các khoản chi phí trong chuyến đi. Hai là bạn không trốn ở lại quốc gia đó khi hết thời gian lưu trú. Tức là có đi, có về.
  • Các giấy tờ chứng minh tài chính có thể kể đến như:
  • - Tài khoản tiết kiệm đã gửi được một thời hạn, có một số tiền nhất định. Số tiền này phụ thuộc vào yêu cầu của từng quốc gia.
  • - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản khác: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô,…
  • - Bảng lương,…
  • Một điều ai cũng thừa nhận là tài chính của bạn càng mạnh, cơ hội được cấp visa càng cao.
  • GIẤY TỜ CHỨNG MINH MỤC ĐÍCH NHẬP CẢNH
  • Mục đích nhập cảnh là một thông tin quan trọng bạn cần điền trong đơn xin cấp visa. Ví dụ như du lịch, công tác, thăm thân hay học tập,… Mục đích nhập cảnh cũng là tiêu chí để phân loại visa. Từ đó quyết định các loại giấy tờ trong hồ sơ như đã nói ở trên.
  • Tùy vào mục đích nhập cảnh mà bạn sẽ phải chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn từ Đại sứ quán, Lãnh sứ quán. Để nắm rõ hơn những thứ bạn cần cung cấp ứng với yêu cầu của Đại sứ quán, hãy tư duy theo hướng sau: Bạn sẽ những gì và có gì chứng minh điều đó?
  • Giả sử bạn nhập cảnh với mục đích du lịch, bạn sẽ cần:
  • - Di chuyển đến nơi du lịch: đặt chỗ máy bay
  • - Hoạt động du lịch: đặt chỗ khách sạn, lịch trình di chuyển, tham quan.
  • Còn nếu bạn nhập cảnh với mục đích công tác, có thể bạn sẽ cần:
  • - Quyết định cử đi công tác;
  • - Thư mời của đối tác bên nước ngoài
  • GIẤY TỜ KHÁC
  • Bảo hiểm hoặc một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc thù.
  • VISA LÀ GÌ?
  • Với thời đại của công nghệ như hiện nay, việc có câu trả lời cho một câu hỏi không hề khó. “Làm visa cần những giấy tờ gì?” cũng vậy. Bạn có thể gõ vào ô tìm kiếm, và có hàng nghìn, hàng triệu kết quả hiện ra.
  • Tuy nhiên, hầu hết các câu trả lời chỉ là nêu những loại giấy tờ này, loại giấy tờ kia. Mà không chỉ ra rằng, tại sao bạn lại cần và nó có ý nghĩa như thế nào đối trong việc làm visa. Tức là, bạn chỉ có một danh sách những thứ để nhớ, mà không có một tư duy để tự mình tìm ra những kiến thức cần thiết.
  • Đó là ý chính mà bài viết này muốn hướng đến và giải đáp cho các bạn. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu:

Liên hệ để được hỗ trợ

  • Visa hay còn gọi là thị thực, là một loại giấy tờ do một quốc gia cấp cho một công dân quốc gia khác như là một bằng chứng chứng minh công dân quốc gia đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào quốc gia đã cấp visa.
  • Một quốc gia có thể cung cấp nhiều loại visa khác nhau. Các loại visa này có sự khác nhau về mục đích nhập cảnh, thời gian lưu trú, thời hạn thị thực,…
  • Loại visa quyết định khi làm visa cần những giấy tờ gì và làm như thế nào. Ngoài ra, các quốc gia khác nhau sẽ có yêu cầu về giấy tờ có trong hồ sơ để làm visa cũng khác nhau.
  • Điều đó có nghĩa là, không có một bộ hồ sơ cụ thể áp dụng được cho tất cả các nước. Đó cũng chính là lý do nội dung được đề cập đến sau đây chỉ là công thức chung cho tất cả các loại visa, giúp bạn hình dung ra những công việc cũng như những loại giấy tờ mình có thể cần.
  • LÀM VISA CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ VÀ TẠI SAO BẠN CẦN CÓ CHÚNG?
  • ĐƠN XIN CẤP VISA
  • Địa chỉ: 260 Bà triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Đăng ký thông tin

  • * Dịch vụ Hỗ trợ Visa cho người Việt Nam
  • * Dịch vụ E-Visa (Thị Thực cho người nước ngoài) 24h - 1 ngày - 3 ngày - 7 ngày.
  • Visa2Go : Hỗ Trợ Dịch Vụ Visa Tốt Nhất 

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

Đăng ký thông tin